Quốc võ Việt Nam có từ bao giờ? Tại sao Vovinam được chọn?
Không phải Vật cổ truyền, hay các hệ môn phái khác nhau của Võ cổ truyền Việt Nam, Vovinam được chính thức công nhận là Quốc võ Việt Nam theo một hành trình chọn lựa hết sức thú vị.
Năm 2009, Vovinam lần đầu ra mắt ở đấu trường quốc tế trong khuôn khổ Asian Indoor Games. Kể từ đó đến nay, môn võ này phát triển với tốc độ chóng mặt. Một trong những lợi thế giúp Vovinam phát triển nhanh chóng như vậy là việc môn võ này được chính thức công nhận là Quốc võ Việt Nam.
Tại sao Vovinam được công nhận là quốc võ Việt Nam? Vovinam được công nhận là quốc võ Việt Nam từ bao giờ? Để trả lời câu hỏi này, iXosokienthiet.cc đã dày công tìm hiểu, phỏng vấn một số nhân vật có nhiều năm gắn bó với võ thuật Việt Nam. Hành trình trở thành Quốc võ Việt Nam của Vovinam cũng rất thú vị.
Câu chuyện về Quốc võ Việt Nam bắt đầu được đặt vấn đề vào năm 2005. Đó là thời điểm Philippines đưa môn Võ gậy (Arnis) vào chương trình thi đấu SEA Games 23. Việc một quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Nam Á chọn một môn võ dân tộc vào chương trình thi đấu SEA Games khiến nhiều người bất ngờ.
"Nhìn sang những quốc gia châu Á khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, họ đều có Quốc võ cho riêng mình", một võ sư đặt vấn đề. Quả thực là như vậy: Hàn Quốc có Taekwondo, Nhật Bản chọn Judo, Thái Lan có Muay, Indonesia có Pencak Silat, Philippines có Võ gậy. Tại sao một quốc gia có truyền thống võ thuật như Việt Nam lại chưa có Quốc võ để phát triển?
Nhu cầu chọn một môn Quốc võ để phát triển võ thuật Việt Nam trở thành câu hỏi thực tế trước thềm Asian Indoor Games 2009. Đó là kỳ Đại hội thể thao tầm cỡ châu lục mà Việt Nam được chọn làm nước chủ nhà, và Việt Nam được phép chọn một môn thể thao dân tộc vào chương trình thi đấu. Cuộc bầu chọn Quốc võ Việt Nam từ đó diễn ra.
Ban đầu, môn võ chiếm lợi thế trong cuộc bầu chọn Quốc võ Việt Nam là Võ cổ truyền Việt Nam. Nhưng hệ Võ cổ truyền Việt Nam lại bao gồm nhiều môn phái khác nhau. Cuối cùng, ở buổi bỏ phiếu quyết định, Vovinam được chọn làm Quốc võ chính thức. Môn võ này sau đó cũng xuất hiện ở Asian Indoor Games 2009.
Một thông tin thú vị khác là những võ sư đầu tiên đặt vấn đề lựa chọn Quốc võ Việt Nam cũng là những võ sư Vovinam. Kể từ đó đến nay, môn võ này nhanh chóng phát triển ở quy mô trong và ngoài nước. Hiện tại, Vovinam có rất nhiều phòng tập trên toàn thế giới, thu hút hàng ngàn võ sinh nước ngoài theo học.
Ở kỳ SEA Games 31 vừa qua, Vovinam cũng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của nước chủ nhà Việt Nam. Thành công của môn võ này đã trở thành động lực để Campuchia tiếp tục đưa Vovinam vào chương trình thi đấu SEA Games 32, cho thấy Vovinam giờ đã được công nhận ở tầm cỡ quốc tế.
VMMAF chính thức là thành viên của Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Quốc tế
Trang chủ Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Quốc tế (IMMAF) thông báo họ đã duyệt đơn gia nhập của Liên đoàn Võ tổng hợp Việt Nam (VMMAF).
Campuchia trình diễn võ thuật ở lễ bế mạc SEA Games 31
Để giới thiệu và chào mừng SEA Games 32 chuẩn bị diễn ra, nước chủ nhà Campuchia đã trình diễn võ thuật và những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở ngày bế mạc SEA Games 31.
Võ thuật mang về gần một nửa số HCV cho đoàn Việt Nam ở SEA Games 31
Tại SEA Games 31, các môn võ đã đóng góp 85/205 huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam, qua đó củng cố vị trí nhất toàn đoàn của nước chủ nhà.
Võ thuật Việt Nam bị giới hạn nội dung thi đấu ở SEA Games 32
Trong bản thông báo mới nhất về những quy định liên quan đến SEA Games 32, nước chủ nhà Campuchia cho biết họ sẽ giới hạn số nội dung thi đấu với các đoàn nước ngoài, gồm Việt Nam ở các môn võ.
Tôn sư trọng đạo và tinh thần thượng võ của võ thuật Việt Nam
Với nhiều võ sĩ Việt Nam, điều đầu tiên họ được dạy khi bước vào con đường võ học là bốn chữ 'Tôn sư trọng đạo'. Điều đó được họ luôn giữ trong tim và khắc ghi, ngay cả khi trở thành những vận động viên thành danh.