Phạm Thị Kim Huệ là ai? Tiểu sử, sự nghiệp hoa khôi huyền thoại của bóng chuyền Việt Nam
Phạm Thị Kim Huệ là ai? Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp cựu ‘hoa khôi’ và cũng là huyền thoại bóng chuyền Việt Nam có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giúp quý vị độc giả giải đáp phần nào những thắc mắc ấy.
Bóng chuyền Việt Nam có không ít gương mặt bình chọn là ‘hoa khôi’. Tuy nhiên, nhắc tới cụm từ ‘hoa khôi bóng chuyền’, các cổ động viên lập tức nghĩ tới Phạm Kim Huệ (tên khai sinh: Phạm Thị Kim Huệ). Kim Huệ nổi tiếng và thành công từ sớm. Dù đã giải nghệ nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cô vẫn là chủ nhân của nhiều kỷ lục khó xô đổ trong làng bóng chuyền nước nhà.
Vậy Phạm Thị Kim Huệ là ai, tiểu sử ra sao? Cuộc đời và sự nghiệp của cựu hoa khôi và cũng là huyền thoại của bóng chuyền Việt Nam có gì đặc biệt? Hãy cùng Xosokienthiet.cc tìm hiểu nhé!
1. Cuộc đời cựu cầu thủ Phạm Thị Kim Huệ
Phạm Thị Kim Huệ sinh ngày 3/8/1982 tại phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội. Cô là cựu cầu thủ bóng chuyền Việt Nam và hiện là HLV của CLB bóng chuyền Ngân hàng Công thương.
Mẹ của Kim Huệ là công nhân còn bố cô là bộ đội. Ngay từ khi đi học Kim Huệ đã cao tới 1m68, vượt trội so với các bạn cùng trang lứa. Năm lớp 8, Kim Huệ tham gia giải chạy cho trường THCS An Dương và được chọn vào lớp điền kinh trẻ của Hà Nội. Thời gian sau đó, Kim Huệ tập luyện tại sân vận động Trịnh Hoài Đức với mục tiêu trở thành một vận động viên điền kinh.
Không lâu sau đó, Kim Huệ thử sức với bóng chuyền. Cô trúng tuyển vào đội trẻ của Bộ tư lệnh thông tin. Tài năng bóng chuyền của Kim Huệ nhanh chóng được bộc lộ. Ngay từ năm 16 tuổi, cô đã sở hữu vị trí chính thức tại CLB cũng như đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.
Chưa tròn 19 tuổi, Kim Huệ đã trở thành thủ quân của Bộ tư lệnh thông tin cũng như đội tuyển Việt Nam - trẻ nhất trong lịch sử. Trong thời đỉnh cao của mình, Kim Huệ là phụ công xuất sắc bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Năm 2012, Kim Huệ quyết định rời Bộ tư lệnh thông tin sau 16 năm gắn bó để chuyển sang thi đấu cho Ngân hàng Công Thương. Cô quyết định giải nghệ vào năm 2017 để chuyển sang công tác huấn luyện.
Bên cạnh công việc huấn luyện, Kim Huệ còn chơi golf. Cô tham dự nhiều giải phong trào và từng chia sẻ về dự định trở thành một Golfer chuyên nghiệp.
2. Sự nghiệp bóng chuyền của Phạm Thị Kim Huệ
2.1 Cấp độ CLB
Trong suốt sự nghiệp của mình, Phạm Thị Kim Huệ chỉ thi đấu cho hai CLB: Bộ tư lệnh thông tin và Ngân hàng Công thương. Cô gia nhập Ngân hàng Công Thương vào năm 2012 sau 16 năm gắn bó với Bộ tư lệnh thông tin.
Kể từ khi thi đấu cho đội một Bộ tư lệnh thông tin, Kim Huệ luôn là trụ cột. Cô cùng Bộ tư lệnh thông tin chinh phục thành công 5 chức vô địch quốc gia, vào các năm: 2004, 2005, 2006, 2008 và 2010. Bên cạnh đó, Kim Huệ còn cùng Bộ tư lệnh thông tin vô địch Giải bóng chuyền cúp Hoa Lư 2004 cùng nhiều danh hiệu khác.
Năm 2007, Kim Huệ gặp phải một chấn thương khá nặng. Chấn thương này khiến cô phải nghỉ thi đấu tới gần 2 năm.
Chuyển sang Ngân hàng Công thương, Kim Huệ cũng chẳng mất nhiều thời gian để trở thành nhân tố quan trọng bậc nhất. Trong màu áo mới, cô giành thêm 1 chức vô địch quốc gia (2016) và 3 lần giành vị trí á quân (2012, 2015 và 2016). Bên cạnh đó, Kim Huệ cùng Ngân hàng Công thương 3 lần đăng quang tại Giải bóng chuyền cúp Hùng Vương (2012, 2016 và 2017).
Xuyên suốt sự nghiệp, Kim Huệ tham dự 17 mùa giải liên tiếp của Giải bóng chuyền vô địch quốc gia Việt Nam. Đây là kỷ lục thực sự khó bị chinh phục.
2.2 Cấp độ đội tuyển
Ngay từ năm 16 tuổi (1999), Phạm Thị Kim Huệ đã thi đấu cho đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Khi chưa tròn 19 tuổi, Kim Huệ trở thành thủ quân. Cho đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn là kỷ lục của đội tuyển.
Kim Huệ cùng ĐT Việt Nam tham dự 7 kỳ SEA Games liên tiếp (từ SEA Games 21 tới SEA Games 27), đây cũng là một kỷ lục. Trong cả 7 lần tham dự này, cô đều cùng các đồng đội giành Huy chương bạc.
Bên cạnh SEA Games, Kim Huệ còn cùng ĐT Việt Nam tranh tài tại nhiều giải quốc tế khác. Thành tích ấn tượng nhất mà cô cùng đội tuyển giành được là hạng 4 Cúp châu Á 2012. Đây cũng là thành tích tốt nhất mà đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành được trong lịch sử các lần tham dự đấu trường châu lục.
Sau VTV Cup 2013, Kim Huệ quyết định rời đội tuyển Việt Nam để tập trung thi đấu ở cấp độ CLB. Vào năm 2017, cô giải nghệ để chuyển sang công tác huấn luyện.
2.3 Huấn luyện viên
Sau khi giải nghệ, Phạm Thị Kim Huệ vẫn gắn bó với bóng chuyền nhưng ở vai trò mới: huấn luyện viên. Cô khởi đầu ở vị trí trợ lý cho HLV Nguyễn Tuấn Kiệt tại CLB Ngân hàng Công Thương. Vị trí á quân mùa giải 2020 hay á quân Cúp Hùng Vương 2019 của CLB này có đóng góp không nhỏ của Kim Huệ.
Tới năm 2021, Phạm Kim Huệ chính thức trở thành HLV trưởng của CLB Ngân hàng Công thương. Mùa 2022, Kim Huệ dẫn dắt Ngân hàng Công thương vào tới tứ kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia Việt Nam.
Mới 40 tuổi, sự nghiệp huấn luyện của Kim Huệ vẫn còn dài. Cô còn nhiều thời gian để ghi dấu ấn đậm nét hơn trong vai trò của một HLV.
3. Hoa khôi bóng chuyền Việt Nam
Bóng chuyền Việt Nam có không ít hoa khôi nhưng mỗi khi đề cập tới cụm từ ‘hoa khôi bóng chuyền’, cái tên Kim Huệ lập tức xuất hiện. Trong suốt sự nghiệp, Phạm Kim Huệ nhiều lần được bình chọn là hoa khôi của các giải đấu.
Giải ‘hoa khôi’ đầu tiên mà Kim Huệ giành được là tại giải trẻ Đông Nam Á 1998. Tiếp đến, cô lần lượt trở thành hoa khôi của Giải bóng chuyền châu Á 2003 rồi VTV Cup 2004…
Sở hữu chiều cao ấn tượng (1m81) cùng gương mặt khả ái, Phạm Kim Huệ luôn trở thành tâm điểm của mọi ánh nhìn. Cô thực sự sở hữu ‘tài sắc vẹn toàn’ và trở thành ‘của hiếm’ trong lịch sử bóng chuyền nước nhà.
4. Phong cách thi đấu
Kim Huệ thi đấu ở vị trí phụ công. Trong giai đoạn 2002 - 2007, không ai ở khu vực Đông Nam Á nổi bật hơn cô ở vị trí này. Cú đánh một chân ở vị trí số 2 của Kim Huệ có thể khuất phục mọi dàn chắn.
Không chỉ chiều cao, Phạm Thị Kim Huệ còn sở hữu sức bật ấn tượng. Nhờ sức bật này mà tầm đánh của cô lên tới 3m15 còn tầm chắn ở mức 3m10.
Kim Huệ khi còn thi đấu thực sự là một cầu thủ toàn diện. 'Số 5' huyền thoại xuất sắc trong cả khâu ghi điểm lẫn chắn bóng. Nhiều giải thưởng về tấn công, ghi điểm hay chắn bóng xuất sắc nhất các giải đấu đã cho thấy điều đó.
Sau những đóng góp không ngừng nghỉ, Phạm Thị Kim Huệ trở thành tượng đài của bóng chuyền nữ Việt Nam. Những kỷ lục, những danh hiệu cô chinh phục được đủ sức thách thức bất kỳ cầu thủ nữ nào trong hiện tại và tương lai.
5. Một số thành tích nổi bật
- Miss Volleyball VTV Cup 2004
- 7 Huy chương bạc SEA Games
- Vận động viên xuất sắc nhất giải vô địch quốc gia: 1999, 2015
- Chắn bóng xuất sắc nhất cúp Thăng Long 2002
- Tấn công xuất sắc nhất cúp Cơ Điện Trần Phú 2006
- Vận động viên ghi nhiều điểm nhất Cúp Nữ Hoàng Thái Lan 2006
- Vận động viên chắn bóng xuất sắc nhất VTV Bình Điền Cup 2010
- Vận động viên chắn bóng xuất sắc nhất Cúp CLB nữ châu Á 2011
Pedro Paulo là ai? Tiểu sử, sự nghiệp nhiều thăng trầm của tiền đạo trụ cột CLB Viettel
Pedro Paulo là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp nhiều thăng trầm của tiền đạo trụ cột hiện tại của CLB Viettel có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Dương Quốc Hoàng là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cơ thủ Pool 9 bi số 1 Việt Nam
Dương Quốc Hoàng là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cơ thủ Pool nói chung và Pool 9 bi số 1 Việt Nam hiện nay có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Trần Quyết Chiến là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cơ thủ Billiards 3 C số 1 Việt Nam
Trần Quyết Chiến là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cơ thủ Billiards 3 C (Carom 3 băng) số 1 Việt Nam có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.