Nữ vận động viên bóng chuyền Việt vượt khó ngày “đèn đỏ” bằng cách nào?
Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, các nữ vận động viên bóng chuyền cũng đều gặp phải những triệu chứng thông thường ở phụ nữ khi đến ngày này.
Kỳ kinh nguyệt, hay còn được gọi là ngày “đèn đỏ” là một phần không thể thiếu của người phụ nữ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và có tác động gián tiếp đến sức khỏe nói chung của người phụ nữ.
Giống như bao người phụ nữ bình thường khác, bất cứ một nữ vận động viên bóng chuyền nữ cũng đều phải đối diện với những ngày “đèn đỏ” với chu kỳ ở mỗi người khác nhau.
Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hầu hết các vận động viên bóng chuyền nữ đều phải đối mặt với những triệu chứng thông thường như đau bụng, đau mỏi lưng,mệt mỏi,…
Thế nhưng, các nữ vận động viên bóng chuyền lại phải tập luyện và vận động mạnh rất nhiều. Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc rằng các nữ vận động viên bóng chuyền đối phó thế nào với những ngày “đèn đỏ” khi tập luyện và thi đấu.
Chia sẻ với Xosokienthiet.cc về vấn đề này, VĐV Bùi Thị Huệ (Đội bóng chuyền nữ Thái Bình) cho biết: “Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, các nữ vận động viên bóng chuyền cũng gặp những triệu chứng giống như những người phụ nữ khác thôi. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người, người nào đau nhiều thì sẽ có điều chỉnh về khối lượng các bài tập, người nào không đau sẽ tập luyện với khối lượng như bình thường.”
Với nhiều cô gái chơi bóng chuyền, việc tập luyện, thi đấu trong những ngày “đèn đỏ” là điều hết sức bình thường bởi đó là công việc đã chọn. Chia sẻ với người viết, libero Nguyễn Thị Thanh Diệu (Ninh Bình Doveco) bộc bạch: “Trong những ngày như vậy, mình vẫn tập luyện bình thường thôi. Nếu đau bụng quá thì xin giảm khối lượng bài tập hoặc xin nghỉ buổi tập đó. Nếu đến ngày thi đấu thì bản thân mình sẽ tập trung 100% để thi đấu thôi vì đó là công việc mà.”
Thế nhưng, với những người thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì thực sự rất khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ cũng trở nên bình thường bởi những người trong cuộc chia sẻ rằng “dần rồi cũng quen”.
“Bản thân mình mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” là thường xuyên gặp tình trạng đau bụng quằn quại. Cơ thể những ngày đó thay đổi, rất khó chịu và tâm trạng thay đổi. Tuy nhiên, bản thân cố gắng cố gắng từng ngày để vượt qua những khó khăn đó nên dần rồi cũng quen” – Libero Lê Thị Thanh Liên (CLB Hóa Chất Đức Giang Hà Nội) bộc bạch.
Đến những ngày thi đấu, khi cơ thể mệt mỏi, đau nhức và lười vận động, chạy nhảy, những cô nàng chơi bóng chuyên nghiệp thường lựa chọn dùng thuốc giảm đau để tập trung thi đấu. “Đến những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, bản thân lúc đấy cũng mệt mỏi nhiều nhưng nếu trong ngày thi đấu mà đau quá thì sẽ phải dùng thuốc giảm đau để tập trung thi đấu. Bởi nếu đến ngày thi đấu mà nhiều chị em trong đội đến kỳ mà không khắc phục được sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng” – Lưu Thị Huệ (Than Quảng Ninh) cho hay.
Với những người phụ nữ bình thường, ngày “đèn đỏ” với nhiều người thực sự đã là ác mộng. Với những nữ vận động viên chơi bóng chuyền với cường độ vận động mạnh thì điều ấy càng khó khăn gấp bội phần. Thế nhưng, các cô gái luôn tìm cách vượt lên nghịch cảnh để có thể thi đấu một cách bình thường nhất.
Cúp Hoa Lư – Bình Điền 2021: Cơ hội nào cho các đội bóng chuyền nam?
Cúp Hoa Lư - Bình Điền 2021 sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 này, những người hâm mộ bóng chuyền trên khắp cả nước đón chờ ai lên ngôi vô địch nội dung bóng chuyền nam năm nay.
Đội bóng chuyền nữ Thông tin LienVietPostBank có 'bầu sữa mới'
Mới đây, Tập đoàn FLC chính thức trở thành nhà tài trợ độc quyền cho đội bóng chuyền nữ Bộ Tư Lệnh Thông Tin.
Trần Thị Thanh Thúy lọt top 3 nữ VĐV bóng chuyền cao nhất Đông Nam Á
Sở hữu chiều cao "khủng" lên đến 1m93, Trần Thị Thanh Thúy lọt Top 3 nữ VĐV bóng chuyền cao nhất Đông Nam Á