Bùi Tiến Dũng là ai? Tiểu sử, sự nghiệp trung vệ thép của Viettel và các ĐT Việt Nam
Bùi Tiến Dũng là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp trung vệ ‘thép’ của các ĐT Việt Nam hiện thuộc biên chế CLB Viettel có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giúp quý vị độc giả giải đáp phần nào những thắc mắc ấy.
Không phải ngẫu nhiên Viettel liên tiếp giành được chiến thắng tại V.League 2022 kể từ khi đội trưởng Bùi Tiến Dũng trở lại. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên Bùi Tiến Dũng luôn được các HLV của các ĐT Việt Nam điền tên mỗi khi toàn đội tập trung. Tài năng, phẩm chất thủ lĩnh… trở thành hai trong những yếu tố giúp Bùi Tiến Dũng dành trọn niềm tin từ các vị ‘thuyền trưởng’ cũng như đồng đội.
Vậy Bùi Tiến Dũng là ai, tiểu sử ra sao? Cuộc đời và sự nghiệp chàng trung vệ ‘thép’ của Viettel và các ĐT Việt Nam có gì đặc biệt? Hãy cùng Xosokienthiet.cc tìm hiểu nhé!
1. Tiểu sử cầu thủ Bùi Tiến Dũng
Bùi Tiến Dũng sinh ngày 2/10/1995 tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Anh là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện thi đấu ở vị trí trung vệ cho CLB Viettel và ĐT Việt Nam.
Tiến Dũng là con út trong gia đình có 4 anh em trai. Bố anh là Bùi Như Quang còn mẹ anh là Dương Thị Hường. Ông Quang từng có thời gian làm công nhân ở Lào. Kể từ khi cưới bà Hường, ông Quang quyết định sinh sống tại quê hương Đức Thọ cho tới tận bây giờ.
Bùi Tiến Dũng từ nhỏ đã đam mê bóng đá và cũng sớm bộc lộ năng khiếu với môn ‘thể thao vua’. Năm 2008, anh trúng tuyển vào Trung tâm đào tạo bóng đá Quân khu 4. Sáu tháng sau khi Tiến Dũng gia nhập, Trung tâm này ngừng hoạt động. Không lâu sau đó, Bùi Tiến Dũng trở thành thành viên của Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel.
Năm 2014, Bùi Tiến Dũng được đôn lên đội một Viettel. Từ tháng 4/2015, anh chuyển sang HAGL dưới dạng cho mượn tới hết mùa ấy. Sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn với đội chủ sân Pleiku, Tiến Dũng trở lại Viettel và liên tục cống hiến cho CLB này tới hiện tại.
Sự nghiệp của Bùi Tiến Dũng ở cấp đội tuyển bắt đầu từ năm 2014. Kể từ đó tới anh, anh liên tục thi đấu cho các đội trẻ Việt Nam cũng như đội tuyển quốc gia. Tiến Dũng là trụ cột của ĐT U23 Việt Nam vào tới trận chung kết giải U23 châu Á 2018 và ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 hay giai đoạn 3 của vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Bùi Tiến Dũng có biệt danh là Dũng ‘tư’ hay Dũng ‘Viettel’. Biệt danh Dũng ‘tư’ xuất phát từ việc anh là con thứ tư trong nhà và thường xuyên ra sân với áo số 4 khi thi đấu cho Viettel cũng như các đội tuyển Việt Nam. Biệt danh Dũng ‘Viettel’ là để phân biệt anh với thủ môn cùng tên Bùi Tiến Dũng.
Bùi Tiến Dũng đính hôn với Nguyễn Khánh Linh vào tháng 6/2019. Khánh Linh quê ở Bắc Ninh và là một cựu du học sinh tại Singapore. 4 tháng sau lễ ăn hỏi, cả hai chào đón con gái đầu lòng: Bùi Khánh Tuệ An (biệt danh: Sushi). Tới đầu năm 2021, Tiến Dũng và Khánh Linh chính thức tổ chức lễ cưới. Vào ngày 31/12/2021, họ chào đón con gái thứ hai và đặt biệt danh là Mochi.
2. Sự nghiệp cầu thủ của Bùi Tiến Dũng
1. Cấp độ CLB
Năm 2014, Bùi Tiến Dũng trở thành thành viên của đội một Viettel. Viettel khi ấy tranh tài tại giải hạng Nhất. Tới tháng 4/2015, anh chính thức chuyển sang thi đấu cho HAGL dưới dạng cho mượn. Anh ra sân 15 trận trên mọi đấu trường, trong đó có 14 trận tại V.League và góp công giúp CLB phố Núi trụ lại giải đấu số 1 Việt Nam.
Sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn với HAGL, Bùi Tiến Dũng trở lại Viettel và dần trở thành trụ cột. Mùa 2018, anh cùng Viettel vô địch giải hạng Nhất và được tham dự V.League 2019. Bản thân Tiến Dũng đóng góp 15 lần ra sân và 2 bàn thắng vào chức vô địch này.
Ngay mùa đầu tiên thi đấu tại V.League, Bùi Tiến Dũng đá chính tới 24/26 trận và đóng góp 3 bàn thắng. Mùa 2020, anh cùng Viettel chinh phục thành công chức vô địch V.League. Những màn thể hiện ấn tượng tại V.League góp phần quan trọng giúp anh giành Quả bóng bạc Việt Nam 2020.
Mùa 2021, V.League buộc phải hủy kết quả sau vòng 12 - thời điểm Bùi Tiến Dũng cùng các đồng đội cạnh tranh quyết liệt vị trí đầu bảng với HAGL.
Ngay đầu mùa 2022, Tiến Dũng dính chấn thương đầu gối sau chiến thắng với tỷ số 2-0 trước Sài Gòn FC thuộc khuôn khổ vòng 3 V.League. Mãi tới màn so tài cùng SLNA diễn ra tại sân Hàng Đẫy hôm 19/8, thủ quân sinh năm 1995 mới có thể trở lại. Trận ấy, Viettel thắng với tỷ số 2-0. Cuối tuần vừa rồi, anh cùng đồng đội đánh bại Thanh Hóa với tỷ số 3-1 để vươn lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng.
Chấn thương đầu gối ấy khiến Bùi Tiến Dũng bỏ lỡ vòng bảng AFC Cup 2022 cũng như trận bán kết khu vực Đông Nam Á với Kuala Lumpur. Trong thời gian anh nghỉ thi đấu, Viettel sa sút tại V.League. Nhà vô địch mùa 2020 không thắng 6/9 trận và nhận tới 5 thất bại.
Tính riêng tại V.League 2022, Viettel toàn thắng 4 trận khi có Bùi Tiến Dũng trong đội hình. Còn khi thiếu vắng anh, đội đồng chủ sân Hàng Đẫy chỉ thu về 10/27 điểm tối đa. Thống kê ấy cho thấy tầm quan trọng không phải bàn cãi của thủ quân sinh tại Hà Tĩnh với đội gần nhất vô địch V.League.
2.2 Cấp độ đội tuyển
Ngày 27/6/2015, Bùi Tiến Dũng được tham dự trận giao hữu giữa ĐT Việt Nam và CLB Man City tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây cũng là trận đấu đầu tiên của Tiến Dũng trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Ở các đội tuyển trẻ, Bùi Tiến Dũng thi đấu sớm hơn: từ năm 2014. Anh cùng ĐT U19 Việt Nam giành vị trí á quân giải U19 Đông Nam Á 2014. Tới năm 2015, Tiến Dũng trở thành thành viên của đội tuyển U22 và U23 Việt Nam. Anh được HLV Nguyễn Hữu Thắng chọn làm thủ quân ĐT U22 Việt Nam tranh tài tại vòng loại U23 châu Á 2018 cũng như SEA Games 29.
Vòng chung kết U23 châu Á là giải đấu cuối cùng của Bùi Tiến Dũng trong màu áo ĐT U23 Việt Nam và cũng trở thành giải đấu đáng nhớ nhất. Anh là nhân tố quan trọng bậc nhất trên hành trình vào tới trận chung kết của ĐT U23 Việt Nam. Tiến Dũng trở thành một trong 5 cầu thủ thi đấu trọn vẹn 630 phút. An cũng là cầu thủ thực hiện thành công quả penalty cuối cùng trong trận tứ kết với U23 Iraq.
Đây là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam có 1 đội tuyển vào tới màn so tài cuối cùng của một giải đấu thuộc cấp độ châu lục. Lứa cầu thủ đã cùng nhau làm nên lịch sử ấy được gọi là ‘Thế hệ vàng Thường Châu’.
Tiếp đến, Bùi Tiến Dũng cùng ĐT Olympic Việt Nam vào tới bán kết ASIAD 2018. Đây cũng là một giải đấu mang tính lịch sử với bóng đá nước nhà. Lần đầu tiên bóng đá Việt Nam vào tới vòng đấu dành cho 4 đội cuối cùng của một kỳ Đại hội Thể thao châu Á.
Những màn thể hiện ấn tượng ở các đội tuyển trẻ giúp Bùi Tiến Dũng dành được niềm tin nơi HLV Park Hang Seo. Anh là thành viên của ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018. Kể từ Asian Cup 2019, Tiến Dũng chính thức trở thành trụ cột của ĐT Việt Nam.
Tại Asian Cup 2019, anh thi đấu không thiếu phút nào trên hành trình vào tới vòng tứ kết của toàn đội. Tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á mà ĐT Việt Nam vào tới giai đoạn 3, Bùi Tiến Dũng ra sân tới 15 trận. Nếu không gặp phải chấn thương hồi đầu tháng 3/2022, thống kê này gần như gia tăng lên thành 17.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bùi Tiến Dũng đã thi đấu tổng cộng 40 trận cho ĐT Việt Nam và đóng góp 1 bàn thắng. Bàn thắng ấy được anh thực hiện trong trận đấu với Campuchia vào ngày 19/12/2021 tại vòng bảng AFF Cup 2020. Mới 26 tuổi, Tiến Dũng hứa hẹn tiếp tục cống hiến cho đội tuyển trong nhiều năm nữa.
THỐNG KÊ SỰ NGHIỆP CẦU THỦ (tính đến ngày 30/8/2022)
3. Phong cách thi đấu
Điều đầu tiên cần đề cập đến trong phong cách thi đấu của Bùi Tiến Dũng chính là sự đa năng. Anh thi đấu được cả ở vị trí trung vệ lẫn hậu vệ. Bên cạnh đó, Tiến Dũng có thể thi đấu như một tiền vệ phòng ngự khi cần.
Sự đa năng ấy phản ánh phần nào khả năng thích ứng tốt với các hệ thống chiến thuật khác nhau của Tiến Dũng. Riêng với vai trò trung vệ, anh có thể thi đấu ở mọi vị trí trong sơ đồ 3 hậu vệ (ở các đội tuyển Việt Nam) hay đá cặp trung vệ trong sơ đồ 4 hậu vệ. Khả năng thích ứng tốt này trở thành một trong những ‘điểm cộng’ của Bùi Tiến Dũng với HLV Park Hang Seo hay các HLV trưởng CLB Viettel.
Bùi Tiến Dũng sở hữu những phẩm chất cần thiết của một thủ lĩnh đích thực trên sân. Không phải ngẫu nhiên anh thường thuộc nhóm ‘ban cán sự’ ở mọi cấp độ. Anh là thủ quân của ĐT U22 Việt Nam tham dự vòng loại U23 châu Á 2018 cũng như SEA Games 31. Anh hiện là một trong hai đội phó của ĐT Việt Nam (cùng với Nguyễn Công Phượng). Còn ở cấp CLB, Tiến Dũng là thủ quân mẫu mực của Viettel.
Cầu thủ sinh năm 1995 sở hữu khả năng bật nhảy ấn tượng. Khả năng này kết hợp với khả năng phán đoán tình huống chính xác giúp Tiến Dũng bù đắp lại hạn chế về mặt thể hình (cao 1m76 - chiều cao khiêm tốn với một trung vệ). Anh thường xuyên thắng trong những tình huống tranh chấp bóng bổng bất chấp phải theo kèm những đồng nghiệp cao hơn mình đáng kể.
Bên cạnh đó, Bùi Tiến Dũng cũng là một trung vệ-biết-ghi-bàn. Tính đến thời điểm hiện tại, anh thực hiện tổng cộng 16 bàn thắng ở mọi cấp đội, trên mọi đấu trường. Phần lớn trong các pha lập công ấy được anh thực hiện bằng đầu nhờ khả năng bật nhảy và chọn vị trí.
4. Danh hiệu và giải thưởng
- Viettel
Giải hạng Nhất: 2018
V.League: 2020
- ĐT Việt Nam
AFF Cup: 2018
- Quả bóng bạc Việt Nam 2020
Phan Tuấn Tài là ai? Tiểu sử, sự nghiệp ‘Đoàn Văn Hậu 2.0’ của U23 Việt Nam và Viettel
Phan Tuấn Tài là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của hậu vệ trái được mệnh danh là ‘Đoàn Văn Hậu 2.0’ của ĐT U23 Việt Nam hiện thuộc biên chế CLB Viettel có gì đặc biệt? Hãy cùng Xosokienthiet.cc tìm hiểu nhé!
Nhâm Mạnh Dũng là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cầu thủ đa năng bậc nhất U23 Việt Nam và Viettel
Nhâm Mạnh Dũng là ai? Tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp của cầu thủ đa năng bậc nhất ĐT U23 Việt Nam cũng như CLB Viettel có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Khuất Văn Khang là ai? Tiểu sử, sự nghiệp tiền vệ ‘báu vật’ của U23 Việt Nam và Viettel
Khuất Văn Khang là ai? Tiểu sử, sự nghiệp tiền vệ được xem là ‘báu vật’, ‘của hiếm’ hay ‘của để dành’ của ĐT U23 Việt Nam và CLB Viettel có gì đặc biệt? Xosokienthiet.cc hy vọng giúp quý vị độc giả giải đáp phần nào những thắc mắc ấy.